Nước thải từ các quá trình xi mạ kim loại, nếu không được xử lý, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư,…Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần vận hành hiệu quả hệ thống xử lý nước thải xi mạ.
Mục lục
A. Nguồn phát sinh nước thải ngành xi mạ
Trong quá trình sản xuất, bề mặt vật liệu muốn mạ phải làm sạch để tăng độ bám dính, không bị gồ ghề, không sần sùi, bề mặt kim loại khi hoàn thành phải mịn, bóng. Muốn làm sạch bề mặt kim loại trước hết phải loại bỏ lớp nhám, thường sử dụng dung môi hữu cơ (thường là hydrocacbon đã được clo hóa: tricloetylen, percloetylen) hoặc dung dịch kiềm nóng (hay sử dụng là NaOH, trinatri photphat, popyphotphat, natri silicat và chất hoạt động bề mặt). Thường sẽ nhúng kim loại vào trong dung dịch axit loãng (như HCl, hay H2SO4). Nước thải ngành xi mạ chủ yếu phát sinh từ các nguồn chính sau:
- Phát sinh trong quá trình sản xuất ở công đoạn mài nhẫn, đánh bóng, tẩy dầu mỡ, làm sạch bề mặt, nước thải phát sinh từ quá trình mạ.
- Phát sinh từ quá trình rửa tay của công nhân, nước từ vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị.
- Phát sinh từ quá trình sản xuất, nước thải phát sinh từ hoạt động thường ngày của cán bộ công nhân viên: như nấu ăn, vệ sinh, tắm giặt,….
B. Quy trình xử lý nước thải xi mạ
C. Thuyết minh quy trình xử lý nước thải xi mạ
Thành phần và tính chất của nước thải ngành xi mạ
- Nước thải ngành xi mạ chứa nồng độ các chất hữu cơ thấp, nhưng lại chứa hàm lượng muối vô cơ và kim loại nặng cao, độ pH trong nước thải cũng giao động từ 2-3 tới 10-11. Như vậy nước thải ngành xi mạ có thể có tính axit, có thể có tính kiềm hoặc cả hai tùy thuộc vào sử dụng dung dịch làm sạch và công đoạn phát sinh nước thải.
- Nước thải ngành xi mạ chứa nồng độ các chất COD, BOD thấp, nhưng các chỉ tiêu như chất hoạt động bề mặt, ion vô cơ và đặc biệt là muối của kim loại nặng như Niken, Crôm,….lại rất cao, để xử lý nước thải xi mạ cần phải loại bỏ được chúng.
Vận hành quy trình xử lý nước thải xi mạ
Hố thu gom nước thải sản xuất:
Toàn bộ nước thải phát sinh từ khu vực sản xuất của công ty được thu gom và dẫn về hố thu gom nước thải. Nước thải từ hố thu được bơm chìm nước thải bơm nước về hệ thống xử lý.
Bể điều hòa:
Bể điều hòa có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải từ hố thu gom bơm về hệ thống, ổn định lưu lượng nước thải và cân bằng pH trong nước thải nhờ thiết bị kiễm soát pH tự động. Hóa chất cân bằng pH được châm vào bể và được hòa trộn đều với nước thải nhờ máy khuấy trộn
Bể keo tụ:
Sau khi được điều chỉnh pH, nước thải chảy tràn qua bể keo tụ. Hóa chất trợ keo tụ được bơm định lượng vào bể keo tụ. Nước thải sau khi được xáo trộn đều hóa chất, nước thải chảy tràn sang bể tạo bông.
Bể tạo bông:
Nước thải sau bể keo tụ chảy tràn sang bể tạo bông, hóa chất tạo bông được bơm vào bể tạo bông. Để khuấy trộn đều hóa chất tạo bông và nước thải, moto khuấy và cánh khuấy được lắp đặt tại bể để xáo trộn nước thải với hóa chất tạo bông. Mục đích nhằm kết dính những bông cặn nhỏ lơ lững trong nước thải sau qua trình keo tụ lại với nhau để tạo thành những bông bùn có kích thước lớn hơn, có khả năng lắng trọng lực.
Bể lắng:
Sau bể tạo bông, hỗn hợp nước thải và bùn hóa lý được dẫn sang bể lắng bùn. Dưới tác dụng của trọng lực, các bông bùn lắng xuống đáy bể lắng rồi được bơm thải bỏ ra bể chứa bùn, phần nước tách bùn được được dẫn về lại hố thu gom của hệ thống xử lý, và quay trở lại quá trình xử lý nước thải.
Bể trung gian:
Nước thải sau quá trình lắng được dẫn sang bể trung gian. Bể trung gian có nhiệm vụ chứa nước thải sau bể lắng, ổn định lưu lượng để bơm áp lực bơm hút nước sang công trình tiếp theo.
Cột lọc áp lực:
Nước thải từ bể trung gian được bơm áp lực bơm hút nước dẫn sang cột lọc. Cột lọc nhằm loại bỏ các chất lơ lửng còn xót lại sau lắng, loại bỏ cặn, tóc trong nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường.
Cột trao đổi Ion:
Nước thải sau cột lọc được dẫn sang cột trao đổi Ion, nhằm ổn định nồng độ của các ion trong nước thải. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT, Quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp, cột B.
Xem thêm:
- Cách khử trùng nước thải tiết kiệm nhất
- Hóa chất xử lý nước thải công nghiệp siêu hiệu quả mà tiết kiệm
- Những mẹo xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản, nhanh, hiệu quả
- Tổng hợp các loại hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm
- Giá hóa chất xử lý nước thải tốt nhất thị trường