Xử lý nước thải sinh hoạt là một trong những công việc vô cùng quan trọng và cần làm. Nhất là trong thời điểm mà các nhà máy, khu dân cư ngày càng mở rộng thì càng phải chú trọng. Vậy, để đạt hiệu quả xử lý nước thải tốt nhất thì phải tuân theo quy trình, công nghệ nào? Phải lưu ý những gì trong quá trình xử lý nước thải bằng hệ thống? Hãy cùng CLEANTECH tìm hiểu thông qua nội dung bên dưới nhé!
Mục lục
Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt được tạo ra từ quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Có thể chia nước thải này thành 2 loại: nước thải từ chất thải sinh hoạt (cụ thể: khu vực rửa nhà bếp, khu vực tắm giặt) và nước thải từ khu vực vệ sinh (các chất bài tiết từ con người).
Các chất thải sinh hoạt được thải ra từ nhiều nguồn: căn hộ, khu dân cư, trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm mua sắm, công trình công cộng,…
Hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị
Loại nước thải | COD (mg/L) | BOD5 (mg/L) | SS (mg/L) | T-N (mg/L) | T-P (mg/L) | Coliform (MPN/100mL) |
Nước thải đen | 1086 | – | 7905 | – | – | – |
Nước thải xám | 208 | 151 | 63 | 24,2 | 4,9 | 4,7×105 |
Nước thải sinh hoạt | 583 | 243 | 223 | 48 | 9 | 3,7×107 |
145,67 | 72,67 | 34,00 | 32,69 | – | 2,48×105 | |
96-135 | 64-95 | 90-140 | 31-37 | 16-32 | >9000 | |
Nước thải đô thị | 60-604 | 31-380 | 41-792 | 11-95 | 1,4-19 | – |
500 | 250 | 300 | 40 | 9 | 108- 109 | |
200 | 100 | 50 | 20 | 4 | – | |
QCVN cột A | 30 | 75 | 50 | 20 | 4 | 3000 |
QCVN cột B | 50 | 150 | 100 | 40 | 6 | 5000 |
Hiện nay, hầu hết các dòng nước thải đều theo hệ thống đường ống, cống thoát chung đổ ra kênh rạch, sông hồ. Để giảm thiểu việc các chất ô nhiễm vượt mức và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ quan nhà nước đã yêu cầu về việc xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đưa ra ngoài môi trường.
***Xem thêm: Địa chỉ bán hóa chất công nghiệp UY TÍN – GIÁ RẺ
Tác hại của nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau do đó mức độ ô nhiễm cũng rất đa dạng. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
Các tác hại nghiêm trọng có thể diễn ra khi xử lý nước thải sinh hoạt đúng cách như:
- Khu vực kênh rạch, ao hồ bốc mùi hôi thối khó chịu cho người dân sống xung quanh.
- Màu nước đen đục gây mất mỹ quan khu vực.
- Các loại côn trùng như: ruồi, muỗi, gián,… sinh sôi và phát triển không chỉ gây mất vệ sinh mà còn là nguồn lây nhiễm bệnh cho con người.
- Gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa,… do môi trường sống bị ô nhiễm nặng.
***Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải thủy sản hiệu quả
Tầm quan trọng của xử lý nước thải sinh hoạt
Hiểu được những tác hại nghiêm trọng của nước thải sinh hoạt gây ra thì chắc chắn việc xử lý đúng cách là điều cần được chú trọng ngay lúc này. Mỗi khu đô thị, khu dân cư, nhà hàng, khách sạn hay nhà máy, khu công nghiệp,… đều cần đảm bảo xử lý nước thải sinh hoạt đúng quy chuẩn. Không chỉ nhằm mục đích mang lại môi trường sống, môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn mà đây còn là yếu tố để cơ sở được phép hoạt động theo pháp lý.
Hiện nay, các cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, nhà máy khi xả nước thải sinh hoạt cần đáp ứng đúng Quy chuẩn 14:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nước thải cần đáp ứng các thông số tiêu chuẩn như: độ pH, BOD, COD, Nitrat, Amoni,…
***Xem thêm: Xử lý màu nước thải như thế nào?
Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Khi lựa chọn phương pháp để xử lý nước thải sinh hoạt đảm bảo hiệu quả, an toàn, bạn cần lưu ý đến những tiêu chí dưới đây:
- Thiết bị, dụng cụ được sử dụng để làm sạch nước thải sinh hoạt.
- Hiệu suất của phương pháp xử lý nước thải từ quá trình sinh hoạt.
- Ngân sách đầu tư cho hệ thống xử lý đạt chuẩn.
- Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.
- Thời gian để công nghệ xử lý nước thải đạt hiệu quả đề ra.
- Tuổi thọ của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt.
Quy chuẩn nước thải sinh hoạt mới nhất
Nước thải sau xử lý phải đạt được quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia trước khi thải vào nguồn tiếp nhận (theo cột A – QCVN 14:2008/BTNMT)
Bảng chất lượng nước thải sau khi qua hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
STT | Thông số | Đơn vị | QCVN 14:2008/BTNMT |
1 | pH | – | 5 – 9 |
2 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/l | 50 |
3 | BOD5 | mg/l | 30 |
4 | Amoni (tính theo N) | mg/l | 5 |
5 | Nitrat (NO3-) | mg/l | 30 |
6 | Photphat (PO4-) | mg/l | 6 |
7 | Tổng Coliforms | MPN/100ml | 3000 |
Thông thường, tại các đơn vị nằm trong khu công nghiệp thì sẽ phải đăng ký chất lượng nước thải sinh hoạt theo quy chuẩn đó là QCVN 40:2011/BTNMT. Thế nhưng cũng tùy thuộc vào các điều kiện ngành nghề của từng nhà máy cụ thể nữa.
Còn với các resort, nhà hàng, khách sạn, khu đô thị hay tòa nhà… thì chất lượng nước sau xử lý phải tuân theo quy chuẩn đó là QCVN 14:2008/BTNMT.
***Xem thêm: Các phương pháp khử trùng nước thải phổ biến hiện nay
Quy trình xử lý nước sinh hoạt
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Thu gom nước thải sinh hoạt từ nhiều nguồn như khu dân cư, căn hộ, nhà hàng, khách sạn, trường học bằng hệ thống đường ống dẫn về bể thu gom. Tại đây, các loại rác thải thô được tách riêng bằng các thiết bị phân tách rác tự động hoặc vợt tách rác. Điều này nhằm tránh tình trạng rác thô làm tắc nghẽn đường ống, giúp bảo vệ máy bơm và tổng thể công trình.
Bước 2: Nước thải từ bể thu gom được đổ sang bể tách mỡ. Tại đây, lớp nổi trên bề mặt và lớp cặn dưới đáy sẽ được hút bỏ bằng xe bồn chuyên dụng. Phần nước thải còn lại tiếp tục chảy sang bể điều hòa.
Bước 3: Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ dòng chảy các chất ô nhiễm bằng hệ thống cánh khuấy. Điều này là cần thiết bởi sự cân bằng về nồng độ các thành phần: BOD, COD, pH, N, P,… sẽ tăng hiệu quả xử lý nước thải.
Bước 4: Hệ vi sinh vật tại bể thiếu khí sẽ xử lý các hợp chất này thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril. Ngoài ra, bể sẽ được lắp đặt hệ thống cánh khuấy chìm để tránh tình trạng kỵ khí và bốc mùi.
Bước 5: Tiếp đến là quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí như: Pseudomonas Denitrificans, Bacillus Licheniforms,… Giá thể sinh học MBBR được thêm vào để tăng nhanh hiệu quả xử lý so với công nghệ hiếu khí thông thường. Cụ thể, các màng sinh học sẽ được thả trôi nổi trong bể giúp vi sinh vật có điều kiện tiếp xúc với oxy nhiều hơn và phân giải chất hữu cơ nhanh hơn.
Bước 6: Hỗn hợp nước thải và vi sinh tiếp tục đi qua bể lắng. Tại đây toàn bộ vi sinh được lắng và thu gom về bể chứa bùn và được hút định kỳ bằng xe bồn chuyên dụng. Nước tiếp tục được đẩy sang bể khử trùng.
Bước 7: Bể khử trùng có nhiệm vụ xử lý các loại vi khuẩn còn sót lại bằng cách thêm clo hoặc ozone vào bể. Dòng nước trong tiếp tục chảy vào hệ thống thoát nước của khu vực hoặc vào bể chứa để tái sử dụng.
***Xem thêm: Cách xử lý nước thải khu công nghiệp hiệu quả.
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt hiện nay được chia thành 2 dạng chính là nước thải sinh hoạt tại nhà máy cấp nước và nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình. Ở mỗi dạng, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt được áp dụng sẽ khác nhau cho phù hợp, cụ thể:
- Đối với việc xử lý quy mô nhỏ tại hộ gia đình (chủ yếu ở nông thôn, ít khi được áp dụng tại các đô thị):
- Nước ngầm được bơm lên một bể cao nhất để phơi nắng và các chất keo tụ như phèn nhôm, phèn sắt được thêm ngay vào bể; nước sau đó chảy xuống đến bể thứ 2 là nơi hóa chất khử trùng như TCCA được thêm vào, bể thấp nhất là bể chứa nước sinh hoạt đã được xử lý.
- Đối với việc xử lý quy mô nhà máy cấp nước: Có hai công nghệ xử lý được áp dụng:
-
- Một số máy xử lý nước thải sinh hoạt nhỏ vẫn còn dùng công nghệ như sau: Loại rác và cho nước đi qua bể lắng cát (cơ học) → Bổ sung oxi qua việc làm thoáng nước (cơ học) → Khử trùng sơ bộ nước với hóa chất clo (khử trùng) → Keo tụ và trợ lắng (hóa lý) → Hấp thụ chất gây màu “khử màu” → Khử trùng sạch nước.
Các loại máy lớn thông thường sẽ áp dụng công nghệ xử lý sau: Xử lý cơ học → Xử lý hóa lý → Xử lý sinh học → Quá trình khử trùng.
Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt cần được xử lý trước khi xả ra môi trường để đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái và cả sức khỏe người dân sinh sống gần nơi xả thải. Sau đây là một số phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt được ứng dụng phổ biến hiện nay.
Xử lý cơ học
Đầu tiên trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt chính là xử lý cơ học. Nghĩa là sẽ dựa vào sự chênh lệch giữa kích thước và tỷ trọng để loại bỏ các chất bẩn ra khỏi nước.
Việc xử lý cơ học sẽ được thực hiện bằng cách:
- Loại bỏ rác thải bằng màng lưới hoặc các song chắn.
- Loại bỏ chất thải dạng dầu nổi trên bề mặt bằng các bể nông.
Xử lý hóa lý
Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt giúp loại bớt các chất thải ô nhiễm mà không có sự xuất hiện của bể lắng.
Sau khi đã thực hiện giai đoạn xử lý cơ học thì trong nước thải vẫn còn tồn tại rất nhiều hạt chất bẩn li ti và việc tách chúng ra là rất khó. Do đó, việc cần làm lúc này chính là tạo sự kết dính giữa các hạt chất bẩn lơ lửng. Và để thực hiện phải cần đến chất keo tụ như PAC 10% – 17% (Poly aluminium chloride lỏng), PAC bột 30%, 31% (Poly Aluminium Chloride), Phèn đơn nhôm sunfat
***Xem thêm các loại hóa chất keo tụ được cung cấp bởi Cleantech
Chất keo tụ được cho vào nước thải sẽ làm mất tính ổn định của các hạt cặn có tính “keo”, sau đó kích thích chúng tương tác và kết dính lại với nhau tạo thành những hạt cặn có kích thước lớn hơn. Tuy nhiên, kích thước của các hạt này vẫn chưa đủ để có thể lắng xuống và tách ra khỏi dung dịch. Chính vì thế, phải cần thêm hóa chất khác, đó chính là hóa chất trợ lắng.
Chất trợ lắng được thêm vào để kích thích quá trình tạo ra các bông cặn có kích thước lớn hơn. Và các bông cặn này có khả năng liên kết với nhau để tạo thành khối cặn lớn, có thể lắng xuống. Lúc này, nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng sơ cấp và các khối bông cặn sẽ được loại bỏ ra khỏi nước thải.
Xử lý sinh học
Tuy đã loại bỏ được những hạt chất thải li ti nhưng lúc này trong nước thải vẫn còn rất nhiều thành phần hữu cơ khác. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng sinh học chính là giai đoạn giải phóng các chất hữu cơ này khỏi nước thải.
Ở giai đoạn này, nước thải sẽ được đưa vào bể xử lý sinh học có chứa các loại vi sinh vật khác nhau (bao gồm vi sinh vật kỵ khí, vi sinh vật thiếu khí và vi sinh vật hiếu khí). Các vi sinh vật sẽ tiêu hóa các chất hữu cơ và tạo thành: Cacbon Dioxit (CO2), Amoniac (NH3), Nước (H2O) và thải ra ngoài.
Các chất ô nhiễm sẽ được chuyển đến bề mặt của tế bào vi sinh vật, sau đó sẽ khuếch tán qua màng bán thấm, cuối cùng là chuyển hóa các chất trong tế bào vi sinh vật, đồng thời sản sinh năng lượng và tổng hợp tế bào mới.
Ví dụ: C10H19O3N + 10NO3- —> 5N2↑ + 10CO2↑ + 3H2O + NH3↑ + 10OH–
Xử lý hóa học
Phương pháp xử lý hóa học là quá trình khử trùng nước thải bằng các chất hóa học như clo hoặc ozone. Phương pháp hóa học thường dùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt có thể kể đến: oxy hóa khử, trung hòa, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các chất độc hại,…
Phương pháp xử lý hóa học thường là bước cuối cùng trong quy trình xử lý nước thải hoặc đôi khi được áp dụng để xử lý sơ bộ nguồn nước trước khi xử lý sinh học.
***Có thể bạn quan tâm: Các loại hóa chất xử lý nước thải công nghiệp phổ biến hiện nay.
Các sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Sự cố thường gặp với bể điều hòa
Sự cố với bể điều hòa nước thải sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống bơi đây là yếu tố chính kiểm soát lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm. Một vài sự cố thường gặp như:
- Tắc nghẽn rác cho song chắn lọc không tốt (đây là vấn đề ít được quan tâm tại đa số các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt).
- Không có thiết bị điều khiển, kiểm soát lưu lượng một cách chính xác dẫn đến không kiểm soát được hiệu quả xử lý.
Vượt chỉ tiêu Nitơ trong xử lý nước thải sinh hoạt
Khi thiết kế bể thiếu khí của hệ thống xử lý nước thải không đúng chuẩn sẽ xảy ra hiện tượng vượt chỉ tiêu Nitơ. Từ đó làm cho hiệu quả của toàn bộ hệ thống bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều đơn vị đã lắp đặt ống cấp khí thay vì cánh khuấy ngầm trong bể khí để tiết kiệm chi phí.
Chỉ tiêu Coliform không đạt
Khi hóa chất khử trùng không được bổ sung đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng này. Để khắc phục, bạn cần thường xuyên kiểm tra và bổ sung hóa chất đầy đủ cho hệ thống.
Đơn vị chuyên cung cấp hóa chất xử lý nước thải sinh hoạt
***Xem thêm: Các loại hóa chất xử lý nước thải chất lượng – Cập nhật báo giá hóa chất xử lý nước thải tại Cleantech.
Để việc xử lý nước thải sinh hoạt đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài phải áp dụng đúng công nghệ, thực hiện đúng quy trình thì còn phải sử dụng đúng các loại hóa chất đảm bảo chất lượng, an toàn. CLEANTECH là đơn vị phân phối các loại hóa chất xử nước thải sinh hoạt được nhiều đơn vị khách hàng lựa chọn bởi:
✔️ Nguồn gốc hóa chất | ⭐ Các sản phẩm hóa chất tại CLEANTECH đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đến từ các thương hiệu nổi tiếng, hàng đầu tại Hàn Quốc, Đức, Singapore, Nhật Bản,… |
✔️ Chủng loại | ⭐ Cung cấp đa dạng các loại hóa chất cho từng mục đích, nhu cầu sử dụng khác nhau. |
✔️ Chất lượng | ⭐ Đạt tiêu chuẩn chất lượng và được áp dụng cho nhiều công trình xử lý nước thải khác nhau. |
✔️ Kho hóa chất | ⭐ Được bảo quản 100% theo tiêu chuẩn bằng cách trang bị hệ thống máy lạnh, quạt thông gió,… |
✔️ Tư vấn | ⭐ Đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng chọn được sản phẩm phù hợp |
✔️ Giá thành | ⭐ Giá thành sản phẩm cực kỳ phải chăng, cập nhật mới nhất theo giá thị trường. |
✔️ Phân phối | ⭐ Sản phẩm của CLEANTECH hiện được phân phối rộng rãi trên toàn quốc |
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ HOÁ CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG CLEANTECH
- Địa chỉ VPGD: Tòa D5A đường Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ kho/ showroom: Số 124 Phố Trịnh Văn Bô, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Email: import.export@cleantechvn.com.vn / info@cleantechvn.com.vn
- Hotline: 0865.000.696
- Website: https://cleantechvn.com.vn/