Xử lý nước thải hiện nay được áp dụng các chu trình cơ bản từ xử lý cơ học, sinh học, đến khử trùng. Trong đó, khử trùng nước thải là một trong những bước quan trọng và cuối cùng trong quy trình chung xử lý nước thải hiện nay. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn các phương pháp khử trùng trong xử lý nước thải phổ biến hiện nay.
Hệ thống bể khử trùng trong xử lý nước thải
> Xem thêm: Công nghệ và quy trình xử lý nước thải sinh hoạt đạt tiêu chuẩn
Các phương pháp khử trùng nước thải phổ biến hiện nay
Các bước xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học, và sinh học chỉ có thể loại bỏ được các tạp chất trên bề mặt và không thể loại bỏ hết vi khuẩn, virus hay mầm bệnh còn sót lại. Bởi vậy, bước xử lý nước thải bằng phương pháp khử trùng nước thải là cực kỳ quan trọng giúp kiểm soát và làm sạch nguồn nước.
Để khử trùng nước thải, các biện pháp dưới đây được ưu tiên áp dụng:
Khử trùng lý học
- Sử dụng phương pháp nhiệt để khử trùng
Với phương pháp khử trùng nước thải bằng nhiệt, các loại vi khuẩn, vi sinh vật trong nước thải sẽ có những thay đổi liên quan đến cấu trúc phân tử của tế bào nhờ đun sôi nước ở nhiệt độ cao. Với những loại vi sinh vật không thể tiêu diệt ở nhiệt độ cao sẽ chuyển hẳn sang dạng bào tử có lớp tế bào bảo vệ vững chắc. Do đó, để đảm bảo nguồn nước sạch khuẩn, đối với nhóm vi khuẩn bào tử sẽ được xử lý ở nhiệt độ 120°C. Quy trình xử lý nước thải này bao gồm các bước như sau:
- Đun sôi nước trong khoảng từ 15 – 20 phút.
- Sau đó giữ nước nguội trong vòng 2 giờ với nhiệt độ khoảng 35°C và tiến hành đun sôi ngược trở lại.
- Sử dụng phương pháp tia UV, tia cực tím
Tia UV, tia cực tím được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất trong việc khử trùng nước thải. Với bức xạ bước sóng từ 4 – 400 nm sẽ giúp việc khử trùng được an toàn mà không làm mất đi tính chất hoá – lý của nguồn nước.
Chức năng của tia cực tím đó là chúng tham gia vào sự thay đổi cấu trúc DNA của các tế bào vi khuẩn, axit nucleic có thể hấp thụ năng lượng bước sóng từ 240 – 280 nm. Với độ dài bước sóng 254 nm, tia UV có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, giúp kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của tế bào vi khuẩn.
>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải MBBR
Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tia UV, tia cực tím để khử trùng nước thải
Tia UV ngoài sử dụng cho việc khử trùng nước thải còn được ứng dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực khác như: sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết. Ngoài ra, tia cực tím cũng được sử dụng trong các phòng thí nghiệm để khử khuẩn phòng cấy vi sinh vật hoặc làm đột biến các chủng giống nghiên cứu.
Tuy nhiên, khử trùng nước thải bằng công nghệ tia UV và tia cực tím này đòi hỏi chi phí cao và các bước thực hiện không đơn giản. Đồng thời, với độ đục và chất nhờn thường xuyên bám vào đèn gây cản trở quá trình xử lý của tia UV. Do đó, phương pháp này hiện nay cũng ít được sử dụng.
- Sử dụng phương pháp siêu âm
Phương pháp siêu âm là phương pháp xử lý nước thải thành nước uống cực kỳ hiệu quả và được ứng dụng với cường độ <2W/cm2 trong thời gian 5 phút. Bên cạnh khả năng tiêu diệt vi sinh vật, việc lắp đặt và sử dụng phương pháp này lại khá phức tạp và việc vận hành cũng gặp nhiều khó khăn. Do đó phương pháp này cũng ít được sử dụng hiện nay.
- Sử dụng phương pháp lọc
Vi sinh vật thường có kích thước từ 1 – 2 micromet. Bởi vậy, để có thể loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật trong nước thải phải sử dụng lớp lọc có kích thước nhỏ hơn 1 micromet. Lớp lọc được làm từ các tấm sứ, tấm sành và có lỗ lọc vô cùng nhỏ. Nhờ phương pháp lọc này mà một lượng lớn lớp cặn có kích thước lớn hoặc lớp cặn lơ lửng trong nước được giữ lại hoàn toàn. Tuy nhiên, phương pháp này phải thường xuyên thay lõi lọc để đảm bảo vệ sinh cho toàn bộ hệ thống.
Khử trùng hóa học
- Sử dụng Clo và hợp chất của Clo
Clo hiện nay được xem là một trong những chất oxi hóa thông dụng nhất. Ưu điểm của Clo là có giá thành rẻ và mang lại hiệu quả cao trong việc khử trùng nước thải. Một số loại Clo thường gặp là Clo lỏng, CaCl2, NaClO.
Đặc tính của Clo: Clo là chất oxy hóa mạnh, nó có thể tồn tại ở dạng nguyên chất và hợp chất. Khi clo kết hợp với nước sẽ tạo ra phân tử axit hypoclorơ (HOCl) và axit clohydric (HCl) có khả năng khử trùng rất mạnh.
Khi đó, HOCl xảy ra quá trình ion hóa khi và chỉ khi nồng độ pH tăng ion hipoclorơ sẽ phát huy tác dụng diệt khuẩn và chúng dễ phân hủy thành axit clohydric và oxy nguyên tử tự do.
HOCl = CHl + O
Hóa chất khử trùng nước thải
Quá trình khử trùng bằng Clo:
Cho Clo nguyên chất hoặc hợp chất Clo được cho vào nước thải sẽ khuếch tán qua vỏ tế bào vi sinh vật. Lúc này, các phản ứng men sẽ xảy ra trong tế bào, giúp ngăn cản quá trình trao đổi chất, khiến vi sinh vật bị tiêu diệt hoàn toàn.
Liều lượng Clo xử lý:
- Sau xử lý cơ học là 10g/m3.
- Sau xử lý sinh học không hoàn toàn là 5g/m3.
- Sau xử lý sinh học hoàn toàn là 3g/m3.
- Sử dụng phương pháp Ozone
Ozone tồn tại dưới dạng phân tử khí, có khả năng oxy hóa mạnh. So với Oxi, Ozone có khả năng hòa tan gấp 13 lần. Do đó, khi cung cấp đủ lượng Ozone cần thiết thì khả năng tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật gấp 3100 lần so với khi sử dụng Clo. Thời gian xử lý vi khuẩn, vi sinh vật chỉ từ 3 – 8s và đối với virút sẽ cần thời gian tiêu diệt hoàn toàn lên tới 5 phút.
Trên đây là những tổng hợp của chúng tôi về các phương pháp được áp dụng để khử trùng cho nước thải hiệu quả, hy vọng đã cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích.
>> Phương pháp Xử lý màu nước thải như thế nào?
Ngoài ra, nếu còn thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu mua hóa chất xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải dệt nhuộm,… hãy liên hệ với The Cleantech chúng tôi để được cung cấp sản phẩm chất lượng nhất với mức giá tốt nhất.
>> Tham khảo: Bán hóa chất xử lý nước thải chất lượng tốt, giá hợp lý
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ HOÁ CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG CLEANTECH
- Địa chỉ VPGD: Tòa D5A đường Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ kho/ showroom: Số 124 Phố Trịnh Văn Bô, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Email: import.export@cleantechvn.com.vn / info@cleantechvn.com.vn
- Hotline: 0865.000.696
- Website: https://cleantechvn.com.vn/