Từ ngàn năm nay cuộc sống của người nông dân Việt Nam gắn liền với cây lúa và chăn nuôi gia súc. Song bên cạnh những mặt tích cực, chăn nuôi cũng là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất, và chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đe dọa đến cuộc sống của các loài sinh vật. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là sự yếu kém trong khâu xử lý nước thải chăn nuôi.
Mục lục
THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI
Nước thải chăn nuôi có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao, nên nhất thiết nó phải được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Trên thực tế, tại các khu chăn nuôi tập trung, việc xả thải chung nước thải chăn nuôi và nước thải sinh hoạt vào cùng một hệ thống thu gom làm cho thành phần tính chất nước thải khá phức tạp.
Thành phần chủ yếu của nước thải chăn nuôi thường như sau:
- Nước thải vệ sinh chuồng trại: nước thải tắm rửa cho gia súc, nước tiểu và phân gia súc, chứa lượng chất hữu cơ (tương đối cao), NH3, P, SS, VSV…
- Nước thải sinh hoạt của khu chăn nuôi: bao gồm nước thải tắm rửa, giặt giũ,…của người lao động. Thành phần của nó gồm: BOD, COD, P, SS, ….
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI
Xử lý cơ học
Toàn bộ nước thải từ công ty được dẫn theo cống thoát nước thải của công ty tới hố thu gom qua song chắn rác để giữ lại và loại bỏ các loại rác và phân tươi có kích thước lớn.
Sau đó, nước thải tiếp tục được bơm vào bể điều hòa. Tại đây, nước thải sẽ được ổn định về lưu lượng, nồng độ. Do thời gian lưu nước là 6 giờ nên ở bể điều hòa có hệ thống xáo trộn bằng khí nén.
Sau thời gian lưu nước, nước thải sẽ được chảy vào bể lắng đứng đợt 1. Tại đây, những tạp chất thô không hòa tan có khả năng lắng sẽ lắng xuống đáy bể nhờ trọng lượng riêng của các tạp chất thô lớn hơn trọng lượng riêng của nước.
Xử lý sinh học
Nước thải sau một thời gian lưu ở bể lắng sẽ được bơm vào bể UASB, bùn lắng được đưa ra sân phơi bùn. Tại bể UASB, nước thải được bơm vào bể và được phân bố đều từ dưới lên. Nước thải sẽ tiếp xúc với bùn hạt có trong bể, và các chất hữu cơ sẽ được phân hủy nhờ các VSV kỵ khí. Trong bể có lắp tấm chắn rắn – lỏng – khí, khí sẽ theo ống thu khí ra ngoài (khí biogas), dòng nước theo máng thu ra ngoài, bùn sau khi tách pha sẽ được lắng xuống lại, nước thải theo máng chảy tràn qua bể Aerotank.
Tại bể Aerotank, lượng nước thải kết hợp với bùn hoạt tính tuần hoàn từ bể lắng đợt 2 và lượng oxy cho vào bể nhừ máy thổi khí để thực hiện quá trình oxy hóa các chất hữu cơ dễ bị oxy hóa.
Nước thải tiếp tục chảy từ bể Aerotank vào bể lắng đợt 2. Tại bể này, lượng bùn cặn sẽ lắng xuống và được bơm vào bể nén bùn, một phần lượng bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể Aerotank để đảm bảo lượng vi sinh trong bể.
Sau khi ra khỏi bể lắng, nước thải sẽ được khử trùng với hóa chất và đạt tiêu chuẩn xả thải QCVN 62-MT:2016/BTNMT Nước thải chăn nuôi cột B trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận.
Xử lý bùn thải
Bùn thải từ các bể sẽ được đưa vào bể nén bùn, tại đây độ ẩm sẽ giảm xuống một lượng lớn, nước tách bùn sẽ được tuần hoàn về hố thu gom, bùn thải sẽ được đưa về hố thu bùn và được các đơn vị thu gom định kỳ.
Xem thêm:
- Cách khử trùng nước thải tiết kiệm nhất
- Hóa chất xử lý nước thải công nghiệp siêu hiệu quả mà tiết kiệm
- Những mẹo xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản, nhanh, hiệu quả
- Tổng hợp các loại hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm
- Giá hóa chất xử lý nước thải tốt nhất thị trường