Xử lý nước thải chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc

Ngành công nghiệp Thực phẩm Việt Nam đang dần phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển bùng nổ này cũng đang đe dọa đến môi trường và con người, do tình trạng ô nhiễm nước thải nó kéo theo. Do đó, xử lý nước thải chế biến thực phẩm là một nhu cầu tất yếu.

Mục lục

A. Đặc điểm nước thải chế biến thực phẩm, giết mổ gia súc

Nước thải giết mổ gia súc: chủ yếu từ khâu giết mổ và dọn dẹp vệ sinh phân xưởng, thành phần của nước thải hầu hết là các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật tồn tại ở dạng hòa tan, phân tán nhỏ hay có kích thước lớn hơn.

Nước thải chế biến thực phẩm: nước thải từ hoạt động vệ sinh của công nhân viên, từ khu nấu ăn,… hoặc từ quá trình sơ chế, rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc, thiết bị ché biến, vệ sinh nhà xưởng…Thành phần nước thải chứa hàm lượng BOD, cặn lơ lửng, dầu mỡ và nitơ cao.

B. Quy trình xử lý

Quy trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm

C. Thuyết minh quy trình

Quy trình 1: Xử lý cơ học(Lọc rác và tách dầu mỡ)

Nước thải sau khi thu gom sẽ được đưa qua hệ thống lọc rác tĩnh trước khi đưa vào bể thu gom giúp ổn định lại dòng nước thải, ổn định lại các thông số ô nhiễm như: COD, BOD,TSS cũng như hàm lượng mỡ trong nước thải. Sau đó nước sẽ được đưa vào bể tuyển nổi nhằm loại bỏ hoàn toàn lượng mỡ hòa tan trong nước, giúp cho những quá trình xử lý hóa lý, sinh học còn lại trong quy trình đạt hiệu quả cao.

Quy trình 2: Xử lý hóa lý

Nước thải tiếp tục được dẫn qua hệ thống xử lý hóa lý – keo tụ tạo bông, tại đây máy thổi khí tiếp tục cung cấp khi cho bể. Trong điều kiện nồng độ thích hợp, khí được xáo trộn khiến các chất rắn hoạt  động liên tục tránh tình trạng bốc mùi hôi thối từ các cặn bã. Tại bể này kết hợp với việc sử dụng thêm hóa chất là PAC, Polymer sẽ giúp lôi kéo hầu như toàn bộ lượng chất rắn lơ lửng trong nước, đưa chúng về dạng kết tủa xuống phía dưới, chỉ cho phần nước trong còn lại trên bề mặt chảy qua hệ thống xử lý sinh học.

Quy trình 3: Xử lý sinh học

Quá trình xử lý sinh học sẽ giúp oxi hóa – lên men và xử lý hết các chỉ tiêu ô nhiễm như COD, BOD, Nito, Photpho có trong nước thải.

Bể sinh học UASB (kỵ khí): Tiếp nhận nước thải để thực hiện giai đoạn tiếp theo là quá trình kỵ khí:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới +…

Bể sinh học Anoxic (thiếu khí): quy trình xử lý tiếp tục diễn ra hiện tượng thiếu khí tại bể Anoxic kết hợp đồng thời với bể Aerotank để khử BOD, khử NH4+ và khử NO3 thành N2.Với việc kết hợp với bùn hoạt tính cùng quá trình hiếu khí, thiếu khí giúp tiết kiệm được một lượng CO2 để khử BOD, lượng CO2 này sẽ được sử dụng ngược trở lại để khử NO3; đồng thời giúp tiết kiệm được ½ lượng oxy dùng để khử NH4+. Nước thải trong bể Aerotank được tuần hoàn liên tục lại bể Anoxic để thực hiện quá trình khử NO3có trong nức thải

Tại bể Aerotank (hiếu khí), vi sinh vật xử lý nước thải sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H20 làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải.

Quy trình 4: Khử khuẩn

Nước thải sau bể sinh học sẽ được đưa qua bể lắng lọc trước khi qua bể khử trùng chứa chất khử trùng để làm sạch nguồn nước trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra còn có thêm bể lọc áp lực để loại bỏ các chất lơ lủng có kích thước bé còn sót lại đảm bảo độ trong của nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0865000696

Zalo