Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn. Sau đó Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và ban hành vào ngày 28/12/2011. Vậy trên thực tế, nội dung tiêu chuẩn này có gì đặc biệt? Bài viết sau chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này nhé!
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A và B theo QCVN 40
Mục lục
Tại sao xử lý nước thải trở thành yêu cầu bắt buộc?
Nước thải công nghiệp là loại nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến của các nhà máy công nghiệp hoặc khu xử lý nước thải tập trung. Chúng sẽ được tiếp nhận ở hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, sông, suối, khe, rạch, mương, hồ, ao, đầm, môi trường biển.
Trên thực tế, nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù có độ pH trung bình từ 9-11, chỉ số hoá học COD, chỉ số oxy sinh hoá BOD, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn nhiều lần với giới hạn quy định. Đối với những loại nước thải chứa Xyanua và NH3+ vượt 84 lần, H2S vượt gấp 4.2 lần sẽ gây nên mức độ ô nhiễm môi trường vô cùng nghiêm trọng.
Vì vậy xử lý nước thải công nghiệp trở thành yêu cầu chung của toàn xã hội và các ngành công nghiệp hiện nay. Ở thời điểm hiện tại, cơ quan tài nguyên môi trường đang thực hiện nghiêm các phương án để ngăn chặn triệt để những chất thải do quá trình sản xuất xả ra môi trường ngoài.
Xử lý nước thải công nghiệp trở thành yêu cầu chung của toàn xã hội
Xem thêm:
- Hóa chất xử lý nước thải công nghiệp siêu hiệu quả mà tiết kiệm
- Những mẹo xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản, nhanh, hiệu quả
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp theo QCVN 40
Theo quy định, tất cả các cơ sở sản xuất phải tuân thủ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp, chỉ số ô nhiễm trước khi thải ra môi trường cũng như nguồn tiếp nhận khác. Nó không chỉ là điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vững mạnh mà còn góp phần to lớn vào công cuộc bảo vệ môi trường sống.
Dựa trên quy định về xử lý nước thải công nghiệp tại Quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT, mọi ngành công nghiệp khi thực hiện việc xả thải phải đảm bảo tốt những yêu cầu cơ bản sau: thiết kế và xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải chuyên nghiệp. Đồng thời phân tích, kiểm tra tình trạng nước thải trước khi xả ra môi trường. Trong đó:
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A là chỉ số cho phép tối đa của các chất gây ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp cũng như nguồn nước dùng cho việc cấp nước sinh hoạt ở khu dân cư.
- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B là chỉ số cho phép tối đa của chất gây ô nhiễm môi trường trong nước thải công nghiệp và những nguồn nước không được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Tất cả các cơ sở sản xuất phải tuân thủ tiêu chuẩn nước thải công nghiệp
Mức ô nhiễm tối đa cho phép xả thải ra môi trường
Theo QCVN 40 trước khi xả nước thải ra môi trường cần phải tiến hành xử lý theo tiêu chuẩn. Đồng thời chúng ta cần đảm bảo các giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm môi trường trong nước thải. Các thông số sẽ được tính như sau: Cmax = C x Kq x Kf. Trong đó:
- Cmax: Giá trị cho phép tối đa của thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả ra môi trường hoặc nguồn nhận trực tiếp.
- C: Giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp.
- Kq: Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng của khu vực tiếp nhận như ao, hồ, sông, kênh, rạch, mương…
- Kf: Hệ số lưu lượng nguồn thải tương ứng với lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn nhận trực tiếp.
Phương pháp xác định mức ô nhiễm
Dựa trên giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp, chúng ta có thể đánh giá, nhận định chất lượng của nước thải công nghiệp loại A và B. Trong đó, các yếu tố pH, BOD5, COD, Asen và kim loại nặng đều cần được phân tích và xác định chính xác. Cơ sở sản xuất công nghiệp có thể áp dụng một số phương pháp mang đến hiệu quả cao cho việc phân tích như:
- Xác định pH và nhiệt độ.
- Kiểm tra và xác định màu sắc.
- Phương pháp pha loãng hoặc không pha loãng.
- Trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.
Quy trình xử lý nước thải
Phần lớn nước thải của các ngành công nghiệp đều mang tính độc hại, nhất là ngành công nghiệp sản xuất hóa chất. Bởi vậy, quy trình xử lý nước thải phải được thực hiện chuyên nghiệp. Chúng ta cần xem xét đầy đủ chỉ tiêu gồm: nhiệt độ, pH, độ đục, SS, BOD, COD, HCl. Cùng với đó là hàm lượng tổng N, tổng P, dầu mỡ, coliforms. Bởi nguồn nước thải này sẽ nhập chung với nước thải sinh hoạt.
Xem thêm:
- Tổng hợp các loại hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm
- Giá hóa chất xử lý nước thải tốt nhất thị trường
Quy trình xử lý nước thải phải được thực hiện chuyên nghiệp
Trên đây là những thông tin về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp mà The One Cleantech muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên, các doanh nghiệp sản xuất, chế biến có thể thực hiện quy định theo đúng yêu cầu. Như vậy, chúng ta có thể góp phần vào việc phát triển bền vững của đơn vị mình.
Nhằm chung tay bảo vệ môi trường sống, tránh tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng nề hơn, The Cleantech cung cấp các loại hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm, nước thải công nghiệp cho các doanh nghiệp. Nếu muốn nhận báo giá hóa chất xử lý nước thải, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline: 0865.000.696 để nhận hỗ trợ và tư vấn cụ thể.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ HOÁ CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG CLEANTECH
- Địa chỉ VPGD: Tòa D5A đường Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ kho/ showroom: Số 124 Phố Trịnh Văn Bô, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Email: import.export@cleantechvn.com.vn / info@cleantechvn.com.vn
- Hotline: 0865.000.696
- Website: https://cleantechvn.com.vn/