Trong công nghệ xử lý nước thải, các hóa chất để keo tụ thường dùng trong giai đoạn xử lý hóa lý là: phèn nhôm, phèn sắt và PAC. Hãy cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của các hóa chất này để chọn được sản phẩm phù hợp cho mình nhất để xử lý nước thải – vốn còn là bài toán khó đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ hiện nay!
Chất keo tụ: Phèn nhôm sunfat: Al2(SO4)3.18H2O
Ưu điểm của phèn nhôm :
- Muối nhôm ít độc, sẵn có trên thị trường và khá rẻ.
- Công nghệ keo tụ bằng phèn nhôm là công nghệ tương đối đơn giản dễ kiểm soát, phổ biến rộng rãi.
Nhược điểm của phèn nhôm:
- Làm giảm đáng kể độ pH, phải dùng NaOH để hiệu chỉnh lại độ pH dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
- Phải dùng thêm một số phụ gia trợ keo tụ và trợ lắng.
Chất keo tụ: Phèn sắt : Fe2(SO4)3.nH2O hoặc FeCl3.nH2O (n = 1 – 6)
Ưu điểm của phèn sắt so với phèn nhôm:
- Liều lượng phèn sắt (III) dùng để kết tủa chỉ bằng 1/3 – 1/2 liều lượng phèn nhôm.
- Phèn sắt ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ và giới hạn pH rộng.
Nhược điểm của phèn sắt(III)
- Phèn sắt có thể ăn mòn đường ống mạnh hơn phèn nhôm
Chất keo tụ: Poly Aluminium Chloride: PAC
PAC có nhiều ưu điểm so với phèn nhôm sunfat và các loại phèn vô cơ khác như phèn sắt:
- Hiệu quả keo tụ và lắng trong > 4-5 lần.
- Tan trong nước tốt, nhanh hơn nhiều
- Ít làm biến động độ pH của nước
>>> Xem thêm: Quy trình dùng hóa chất xử lý nước thải dệt nhuộm