Việt Nam là một trong những nước có nhu cầu tiêu thụ bia lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của ngành sản xuất bia lại kéo theo các vấn đề môi trường như: vấn đề chất thải sản xuất, đặc biệt là nước thải có độ ô nhiễm cao. Thực tế này đòi hỏi các nhà máy bia cần phải có những công nghệ xử lý nước thải phù hợp.
A. Các nguồn phát sinh nước thải từ nhà máy bia:
- Nước thải từ công đoạn nấu – đường hóa: nước thải trong quá trình rửa bã sau nấu,vệ sinh thiết bị. Nước thải này có mức độ ô nhiễm rất cao, có chứa bã malt, bã hoa, tinh bột, các chất hữu cơ, chất màu,…
- Nước thải từ công đoạn lên men: nước vệ sinh các tank lên men, thùng chứa, đường ống, sàn nhà, có chứa bã men, bia cặn và các chất hữu cơ.
- Nước thải từ công đoạn hoàn tất sản phẩm: nước vệ sinh thiết bị lọc, rửa chai và téc chứa. Nước thải từ công đoạn này có chứa bột trợ lọc, bã men, bia còn lại từ bao bì tái sử dụng, bia rơi vãi trong quá trình chiết.
- Nước rửa sàn các phân xưởng, nước thải từ nồi hơi, nước từ hệ thống làm lạnh có chứa hàm lượng chlorit cao. Xút và axit thải ra từ hệ thống CIP (hệ thống vệ sinh công nghiệp), xút từ thiết bị rửa chai. Dòng thải này có lưu lượng nhỏ và cần thu hồi riêng để xử lý cục bộ, tuần hoàn tái sử dụng cho các mục đích khác.
4.2. Quy trình xử lý
C. Thuyết minh quy trình
Xử lý cơ học
Nước thải nhà máy bia phát sinh tại nhà máy được thu gom bằng đường ống nhựa, tập trung tại hố thu gom, ở đây có lắp thêm song chắc rác để loại bỏ rác có kích thước lớn như giẻ lau, bao tay, túi nilon,….. Những rác này sẽ được vớt định kỳ và đem đi xử lý như rác sinh hoạt.
Bể điều hòa
Nước thải từ bể thu gom sẽ được bơm tới bể điều hòa, để duy trì lưu lượng dòng thải vào gần như không đổi, quan trọng là điều chỉnh độ pH đến giá trị thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Trong bể có hệ thống thiết bị khuấy trộn để đảm bảo hòa tan và san đều nồng độ các chất bẩn trong toàn thể tích bể và không cho cặn lắng trong bể, pha loãng nồng độ các chất độc hại nếu có. Ngoài ra còn có thiết bị thu gom và xả bọt, váng nổi.
Tại bể điều hòa có máy định lượng lượng acid cần cho vào bể đảm bảo pH luôn nằm trong khoảng 6,6 – 7,6. Chất keo tụ cùng chất trợ lắng cũng được châm vào bể nhằm hỗ trợ việc keo tụ và tạo bông các chất ô nhiễm có trong nước thải.
Xử lý sinh học
Nước thải bia từ bể lắng được bơm tới bể UASB (bể sinh học kị khí), là nơi xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải trong môi trường kỵ khí. Tại bể sinh học MBBR chứa nhiều giá thể lơ lửng, việc cấp khí được thực hiện để thúc đẩy các quá trình sinh học của vi sinh vật. Trên bề mặt các giá thể, các vi sinh vật xử lý nước thải bám vào và tạo thành lớp bùn vi sinh trên bề mặt giá thể.
Lớp bùn ngoài cùng là chủng vi sinh vật hiếu khí làm tăng hiệu quả xử lý chất hữu cơ, amoni trong nước thải. Tại lớp giữa thì chủng vi sinh thiếu khí phát triển mạnh sẽ khử Nitrat thành N2 thoát ra khỏi môi trường nước thải. Tại lớp trong cùng của bể mặt giá thể chủng vi sinh vật kỵ khí phát triển mạnh mẽ xử lý các hợp chất hữu cơ cao phân tử, làm giảm nồng độ BOD, COD và N, P. Vi sinh vật lớp trong cùng sau một thời gian sẽ chết đi do không đủ chất dinh dưỡng và sẽ tách ra, những vi sinh vật còn sót lại sẽ tiếp tục phát triển. Nước thải tự chảy vào bể lắng 2.
Phản ứng sảy ra
- Phản ứng ôxy hóa
CxHyOz + O2 -> CO2 + H2O
- Tổng hợp tế bào mới:
CxHyOz + NH3 + O2 -> Tế bào vi khuẩn + CO2 + H2O + C5H7NO2
- Phân hủy nội bào:
C5H7NO2 + 5O2 -> 5CO2 + 2H2O + NH3
…
Giai đoạn khử trùng
Nước trong sẽ chảy sang bể khử trùng đuợc hoà trộn chung với dung dịch chứa chlorine nhằm diệt các vi khuẩn. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B và được xả ra nguồn tiếp nhận gần đó. Bùn từ bể UASB và bể lắng đợt 2 sẽ được bơm qua bể nén bùn sau đó được đưa vào máy ép bùn, bùn khô sẽ được đưa đi chôn lấp hoặc tận dụng.
Xem thêm:
- Cách khử trùng nước thải tiết kiệm nhất
- Hóa chất xử lý nước thải công nghiệp siêu hiệu quả mà tiết kiệm
- Những mẹo xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản, nhanh, hiệu quả
- Giá hóa chất xử lý nước thải tốt nhất thị trường