Hiện nay nhiều nhà máy nước vẫn áp dụng các bước cơ bản dưới đây để xử lý nước ngầm hoặc nước bề mặt thành nguồn nước cấp cho dân cư sinh hoạt. Tuy nhiên, hiện nguồn nước ngầm và bề mặt ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng và chất lượng nước sau xử lý vẫn còn nhiễm kim loại nặng hoặc asen. Do đó, quy trình xử lý nước cấp đòi hỏi ngày một hoàn thiện hơn.
Mục lục
Sơ đồ về quy trình xử lý nước cấp sinh hoạt
Hồ chứa và lắng sơ bộ:
Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự làm sạch: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do các điều kiện của môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hóa do tác dụng của oxy hòa tan trong nước và làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng giữa dòng chảy từ nguồn vào lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.
Song chắn và lưới chắn rác:
Loại trừ vật trôi nổi lơ lửng trong dong nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình xử lý. Vật nổi và vật lơ lửng trong nước có thể có kích thước nhỏ như que tăm … khi đi qua máy bơm vào các công trình xử lý có thể bị tán nhỏ hoặc thôi rữa làm tăng độ màu, hàm lượng cặn của nước.
Bể lắng cát:
Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn (>250 mg/L) sau lưới chắn rác, các hạt cặn lơ lửng vô cơ, có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả năng lắng nhanh được giữ lại ở bể lắng cát. Cần tạo điều kiện tốt để lắng các hạt có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6, để loại trừ hiện tượng bào mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông và bể lắng.
Xử lý nước tại nguồn bằng hóa chất:
Để hạn chế sự phát triển của rong rêu tảo và vi sinh vật nước, loại trừ màu, mùi, vị do xác vi sinh vật chết gây ra. Hóa chất thường được sử dụng là: CuSO , liều lượng 0,12 ÷ 0,3 mg/l. liều lượng và quãng thời gian giữa 2 lần xử lý phụ thuộc vào thành phần nước thô cũng như nồng độ loại vsv và rêu tảo, nhiệt độ, độ kiềm và hàm lượng CO .
Ô xi hóa:
Một phương pháp được dùng phổ biến hiện nay là sục khí vào nước. Việc hòa tan oxy từ không khí vào nước để ôxi hóa sắt hóa trị II, mangan hóa trị II thành sắt III, mangan IV tạo thành các hợp chất hydroxit Fe(OH) , Mn(OH) kết tủa dễ lắng đọng để khử ra khỏi nước bằng lắng và lọc. Việc làm tăng lượng ôxi hòa tan trong nước cũng sẽ giúp:
- Khử khí CO, H S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa thủy phân sắt và mangan, nâng cao năng suất của các công trình lắng và lọc, trong quy trình xử lý sắt và mangan.
- Nâng cao thế oxy hóa khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong quả trình khử mùi và màu của nước.
Clo hóa sơ bộ:
Cho Clo và nước trước bể lắng và bể lọc
- Kéo dài thời gian tiếp xúc của Clo để tiệt trùng khi nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng. Oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hóa mangan hòa tan để tạo thành các kết tủa tương ứng. Oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu. Trung hòa ammoniac thành cloramin có tính chất tiệt trùng kéo dài.
- Ngăn chặn sự phát triển của rong rêu trong bể phản ứng và bể lắng, phá hủy tế bào của các vi sinh sinh sản ra các chất nhầy nhớt trên mặt bể lọc, làm tăng thời gian chu kỳ lọc.
Nhược điểm:
Tiêu tốn lượng clo thường gấp 3÷5 lần lượng clo dùng để khử trùng nước sau bể lọc, làm tăng giá thành nước xử lý. Phản ứng của clo với các chất hòa tan trong nước tạo ra hợp chất trihalomotheme là chất gây ra bệnh ung thư cho người sử dụng nước, vì vậy không nên áp dụng cho các nguồn nước mặt chứa nhiều chất hữu cơ.
Keo tụ và phản ứng tạo bông cặn:
Quá trình keo tụ thường dùng phèn nhôm và phèn sắt. Việc này nhằm tạo ra tác nhân có khả năng dính kết các chất làm bẩn nước ở dạng hòa tan lơ lửng thành các bông cặn có thể lắng trong các bể lắng. Khi trộn phèn với nước xử lý lập tức xảy ra các phản ứng hóa học và lý hóa tạo thành hệ keo dương phân tán đều trong nước.
Khi được trung hòa, hệ keo dương này là các hạt nhân tự dính kết với nhau và dính kết với các keo âm phân tán trong nước tạo thành các bông cặn. Do đó quá trình tạo nhân dính kết gọi là quá trình keo tụ; quá trình dính kết cặn bẩn và nhân keo tụ gọi là quá trình phản ứng tạo bông cặn.
Lắng:
Là quá trình làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các biện pháp:
- Lắng trọng lực trong bể lắng, khi đó hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước sẽ lắng xuống.
- Bằng lực ly tâm tác dụng vào hạt cặn, trong các bể lắng ly tâm và xiclon thủy lực.
- Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí bám vào hạt cặn ở cacs bể tuyển nổi. cùng với việc lắng cặn quá trình lắng cong làm giảm được 90 ÷95 vi trùng có trong nước do vi trùng luôn bị hấp phụ và dính bám vào các hạt bông cặn trong quá trình lắng.
Lọc:
Là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn kích thước các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ màu, có kích thước bé hơn nhiều lần kích thước các lỗ rỗng nhưng có khả năng dính kết và hấp thụ lên bề mặt hạt lớp vật liệu lọc. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc nước qua bể lọc hạt:
- Kích thước hạt lọc và sự phân bố các cỡ hạt trong lớp vật liệu lọc.
- Kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng nồng độ và khả năng dính kết của cặn bẩn lơ lửng trong nước xử lý.
- Tốc độ lọc, chiều cao lớp lọc, thành phần của lớp vật liệu lọc và độ chênh lệch ấp lực dành cho tổn thất của một chu kỳ lọc.
- Nhiệt độ và độ nhớt của nước.
Hấp thụ chất gây mùi, gây màu:
Các hạt bột than hoạt tính có bề mặt hoạt tính rất lớn, có khả năng hấp phụ các phân tử khí và phân tử các chất ở dạng lỏng hòa tan trong nước làm cho nước có mùi vị và màu, lên bề mặt của hạt than này ra khỏi nước. Nước được khử mùi vị và màu. Để khử mùi vị, màu của nước bằng than hoạt tính có thể dùng 2 phương pháp:
- Đưa nước sau xử lý theo dây truyền công nghệ truyền thống vào lọc trực tiếp qua bể lọc than hoạt tính.
- Pha bột than hoạt tính đã tán nhỏ đến kích thước vài chục micromet vào bể trộn nước nguồn cuàng với phèn với liều lượng 3 ÷ 15 mg/l để hấp thụ các chất hữu cơ gây ra mùi vịm màu của nước. Phương pháp này làm tăng hiệu quả quá trình keo tụ, lắng, lọc và cặn lắng ở bể lắng dễ xử lý hơn,
Khử trùng:
Để đảm bảo an toàn về mặt vi trùng học, nước trước khí cấp cho người tiêu thụ phải được khử trùng. Các biện pháp khử trùng: Đun sôi nước. Đùng tia tử ngoại. Dùng các hóa chất có tác dụng tiệt trùng cao: ozon, clo….
Ổn định nước:
Là quá trình khử tính xâm thực của nước đồng thời cấy lên mặt trong thành ống lớp màng bao vệ để cách li không cho nước tiếp xíc trực tiếp với vật liệu làm ống.
Tác dụng:
- Chống gỉ cho ống thép và các phụ tùng trên đường ống.
- Không cho nước hòa tan vôi trong thành phần ximăng của lớp tráng mặt trong ống gang và ống gang dẻo, mặt thành trong của các ống bê tông.
Hóa chất được dùng để ổn định nước là: hexametaphotphat, silicat natri, sođa, vôi.l
Trong nỗ lực sát cánh và tiếp sức cuộc sống của người Việt Nam nhằm vươn đến những trải nghiệm về một cuộc sống tiên tiến sở hữu những giá trị hiện đại, The CleanTech đã mang đến các sản phẩm chất tẩy rửa và hóa chất công nghiệp chất lượng tuyệt vời, trong suốt nhiều năm qua. Và chúng rôi sũng sẵn sàng cung cấp các hóa chất xử lý nước cấp sinh hoạt cho các nhà máy để mọi gia đình Việt đều có nước sạch sinh hoạt.
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ HOÁ CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG CLEANTECH
- Địa chỉ VPGD: Tòa D5A đường Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
- Địa chỉ kho/ showroom: Số 124 Phố Trịnh Văn Bô, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Email: import.export@cleantechvn.com.vn / info@cleantechvn.com.vn
- Hotline: 0865.000.696
- Website: https://cleantechvn.com.vn/