Các loại hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản an toàn

Khử trùng trong nuôi trồng thủy sản là một khâu quan trọng nhằm đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho tôm, cá và các loài thủy sản khác, giúp ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Các loại hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản hiện nay rất đa dạng. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm, công dụng cũng như ưu điểm nổi bật riêng để hỗ trợ người dùng trong việc làm sạch, vệ sinh, diệt khuẩn và khử trùng nước nuôi trồng thủy sản.

Bài viết dưới đây, Cleantech tổng hợp chi tiết các loại hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản an toàn, phương pháp sử dụng, cùng lưu ý quan trọng giúp bạn lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.

Vì sao cần phải vệ sinh khu vực nuôi thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam ngày càng phát triển, nhưng sự phát triển nhanh chóng này cũng kéo theo nhiều hệ lụy như:

  • Tích tụ khí độc ở đáy ao (NH3, H2S…)

  • Tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển

  • Làm giảm năng suất, gây chết tôm/cá

Vì vậy, khử trùng định kỳ ao nuôi là biện pháp cấp thiết để duy trì chất lượng môi trường nước và đảm bảo sức khỏe cho vật nuôi.

Khử trùng ao nuôi trong trang trại tôm

Khử trùng ao nuôi trong trang trại tôm

Các loại hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều chất khử trùng thủy sản khác nhau như: Formol, Glutaraldehyde, Benzalkonium Chloride,… mỗi dòng lại có những ưu nhược điểm riêng. Cụ thể:

1. Formol         

Formol được đánh giá là hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản mạnh, được ưu tiên sử dụng ở các ao có mức độ ô nhiễm nặng.

Formol có công dụng tiêu diệt các vi khuẩn gram âm, virus, nấm, tảo, bào tử và ngoại ký sinh trùng gây bệnh.

Lưu ý khi sử dụng hóa chất Formol:

  • Chỉ nên sử dụng Formol khi hàm lượng oxy trong nước ao ở ngưỡng an toàn cho các loài thủy sản vì Formol khi cho vào nước sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước.
  • Cần phải chạy thiết bị quạt nước khi sử dụng Formol để khử trùng ao nuôi tôm.
  • Formol thích hợp sử dụng khi trời mát (tốt nhất là lúc sáng sớm) vì nhiệt độ trên 21oC sẽ làm cho độc tính của Formol tăng lên.
  • Trong ngày sử dụng hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản Formol không nên cho các loại thủy sản trong ao ăn, đồng thời phải thay nước trong ao sau 24h.

Khử trùng ao nuôi cá gia đình

Khử trùng ao nuôi cá gia đình

2. Glutaraldehyde

Bên cạnh công dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm, tảo, virus như Formol, Glutaraldehyde còn góp phần kiềm hãm sự phát triển của ốc trong ao.

Loại hóa chất này thường được dùng cùng với BKC để tăng hiệu quả trên các loại giáp xác ngoại ký sinh.

Lưu ý khi sử dụng hóa chất Glutaraldehyde:

  • Nên sử dụng hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản Glutaraldehyde với liều lượng 0.5 – 1ppm khi trời mát vì ở nhiệt độ cao Glutaraldehyde hoạt động không ổn định.
  • Khi sử dụng hóa chất Glutaraldehyde cần chạy quạt nước.

3. Benzalkonium Chloride

Benzalkonium Chloride gồm nhiều loại: Chlorine 70% Nhật Bản, Chloramine B (C6H5SO2Cl), Chloramine T (C7H7SO2NNaCl). Trong đó, Chlorine 70% Nhật Bản là hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi nhất. Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại hóa chất phổ biến này:

  • Chlorine 70% Nhật Bản là gì?

Hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản Chlorine 70% Nhật Bản còn có tên gọi khác là Clo 70% Nhật – Hi Chlon, chuyên dùng để vệ sinh khu nuôi thủy sản, từ lâu đã được người dân sử dụng phổ biến và đem đến hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản.

Clo 70% Nhật – Hi Chlon có công thức hóa học: Ca(ClO)2, được sản xuất ở dạng bột màu trắng đục và có mùi sốc.

  • Công dụng

Là chất oxy hóa mạnh, Chlorine sẽ phá hủy và làm thay đổi cấu trúc phân tử của enzym của vi khuẩn, vi sinh vật, tảo. Khi cấu trúc enzym thay đổi, vi khuẩn, vi sinh vật, tảo sẽ không hoạt động và chết.

  • Cơ chết hoạt động
  • Đầu tiên, Chlorine 70% Nhật Bản sẽ tạo ra ClO (than hoạt tính từ muối hòa tan trong nước theo phương trình:

Ca(OCl)2 + 2H2O → 2HOCl + Ca(OH)2

  • Sau đó, HOCl (hypoclorơ) sẽ ion hóa để tạo ra OCl (ion hypochlorite):

HOCl → H+ + OCL

Cả HOCl và OCL đều có khả năng tấn công vào lớp lipid của thành tế bào và tiêu hủy enzym, cấu trúc bên trong của tế bào của vi khuẩn, vi sinh vật, tảo làm cho chúng trở nên vô hại.

  • Liều lượng sử dụng

Khi sử dụng với liều lượng quá nhiều, clo không những không phát huy được tác dụng mà còn gây hại cho các loài thủy sản được nuôi. Do đó, Chlorine 70% Nhật Bản cần được dùng với liều lượng hợp lý khi khử trùng nước ao.

Dưới đây là liều lượng được khuyến cáo nên dùng:

  • Khử trùng đáy ao: 50 – 100ppm.
  • Khử trùng nước trong ao: 20 – 30ppm.

Ammonia trong nước sẽ phản ứng với chlorine theo các phản ứng sau trong quá trình xử lý chlorine:

NH3 + HOCl —> NH2Cl + H2O

NH2Cl + HOCl —> NHCl2 + H2O

NHCl2 + HOCl —> NCl3 + H2O

Hiệu quả vệ sinh khử trùng của monochloramine, dichloramine, và trichloramine thấp hơn nhiều so với HOCl và OCl-. Các NH2Cl, NHCl2 và NCl3 là sản phẩm của một phản ứng nối tiếp nhau nên chúng phụ thuộc vào liều lượng clo sử dụng. Khi tỷ lệ clo/amoniac = 4 thì sản phẩm tạo ra chủ yếu là monochloramine và tỷ lệ clo/amoniac = 10 thì sản phẩm tạo ra là dichloramine. Khi tỷ lệ clo/amoniac = 7,6 thì xảy ra hiện tượng oxy hóa amoniac thành khí nitơ theo phản ứng:

2 NH2Cl + HOCl —> N2 + 3H+ + H2O

Dựa vào phản ứng trên chúng ta có thể thấy rằng phải cần có một lượng clo rất lớn thì mới có thể loại bỏ hết amoniac trong ao nuôi thủy sản. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều clo sẽ gây ra các phản ứng hữu cơ. Các phản ứng này sẽ tạo ra sản phẩm có màu và mùi khó chịu, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản trong ao.

Ngoài ra, khi cho chlorine vào trong nước lượng clo tác dụng với hidro sunfua tạo thành sulfat, lượng clo hao hụt này không có tác dụng khử trùng ao nuôi. Lượng clo khử trùng là lượng clo dư lại sau khi xảy ra các phản ứng hóa học. Vì vậy, để khử trùng ao nuôi cần tính lượng chlorine chính xác khi xử lý.

Lượng chlorine sử dụng = lượng chlorine tiêu hao + lượng chlorine khử trùng

  • Lưu ý
    • Cần sử dụng thêm các loại men vi sinh sau khi sử dụng Chlorine để khôi phục lại hệ vi sinh của đáy ao.
    • Trong một số trường hợp, sử dụng Chlorine cho ao nuôi cá có thể làm giảm khả năng hô hấp của cá, thậm chí làm cá chết.
    • Trước khi cho Chlorine vào ao nuôi thủy sản để khử trùng không được cho thêm vôi vào vì sẽ tác động và làm giảm tác dụng của Chlorine.
    • Để tránh dư lượng khí clo của Chlorine gây ngộ độc cho các loài thủy sản, nhất là ấu trùng tôm, cá thì cần trung hòa Chlorine bằng natri thiosulfat (để khử 1 mg/l Cl2 cần 6,99 mg/l thiosunfat natri).

Cl2 + 2 Na2S2O3.5 H2O —> Na2S4O6 + 2 NaCl + 10H2O

  • Clo 70% Nhật – Hi Chlon cho hiệu quả sử dụng tốt hơn trong môi trường có độ pH thấp vì: Độ pH thấp thì tỷ lệ HOCl sẽ cao hơn mà khả năng khử trùng của HOCl là tốt hơn so với OCl (tốt hơn khoảng 80 đến 100 lần).
  • Theo các kết quả nghiên cứu, khả năng oxi hóa các vi sinh vật của HOCl là vài giây nhưng OCl phải mất đến 30 phút.

>> Tham khảo: Độ pH là gì? Cân bằng độ pH trong nước thế nào để hiệu quả?

Khử trùng khu vực chăn nuôi với Hi-Chlon 70%

Khử trùng khu vực chăn nuôi với Hi-Chlon 70%

Hiệu quả của thuốc khử trùng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: loại mầm bệnh, mức độ ô nhiễm, các thông số môi trường (nhiệt độ, oxy hòa tan, độ pH, độ kiềm,…), độ an toàn của hóa chất.

Có hai lưu ý chính khi dùng các hóa chất khử trùng:

  • Tính toán liều lượng phù hợp khi dùng thuốc khử trùng vì dư thừa sẽ gây hại các loài hải sản trong ao.
  • Chỉnh pH trước khi dùng hóa chất, do hóa chất chỉ hiệu quả ở một giá trị pH phù hợp.

4. TCCA (Trichloroisocyanuric Acid)

TCCA là một loại hóa chất khử trùng phổ biến, thường được dùng trong nuôi trồng thủy sản để diệt khuẩn, diệt nấm, virus và ký sinh trùng.

Đặc điểm và công dụng

  • Có khả năng phóng thích clo tự do (Free Chlorine) trong môi trường nước, giúp tiêu diệt nhanh các mầm bệnh.

  • Khả năng tồn tại lâu trong môi trường nước, giúp kéo dài hiệu quả khử trùng.

  • Thường được sử dụng trong giai đoạn chuẩn bị ao nuôi hoặc khi có dấu hiệu dịch bệnh.

Ưu điểm

  • Khả năng khử trùng mạnh, hiệu quả nhanh.

  • Dễ bảo quản và vận chuyển hơn so với các dạng clo khác.

  • Có thể thay thế chlorine truyền thống trong nhiều trường hợp.

Liều lượng sử dụng khuyến nghị

  • Khử trùng nước ao: 1 – 2 g/m³ tùy theo mức độ ô nhiễm.

  • Khử trùng đáy ao: 10 – 20 g/m² khi phơi khô đáy.

Lưu ý khi sử dụng

  • Không dùng chung với vôi hoặc các chất có tính kiềm mạnh để tránh phản ứng hóa học bất lợi.

  • Sử dụng khi trời mát và kết hợp sục khí để tăng hiệu quả phân tán.

  • Sau khi dùng nên để ao nghỉ ít nhất 2–3 ngày rồi mới thả giống.

5. Iodine (Iodopovidone)

Iodine là một trong những chất sát trùng an toàn, có thể sử dụng trực tiếp cho nước ao, dụng cụ nuôi và cả trên cơ thể tôm cá trong các trường hợp nhiễm khuẩn.

Đặc điểm và công dụng

  • Diệt nhanh vi khuẩn, virus, nấm và các vi sinh vật gây bệnh.

  • Có thể sử dụng để ngâm tôm giống, cá giống trước khi thả nuôi.

  • Đặc biệt hiệu quả trong sát trùng dụng cụ nuôi trồng, bể ương giống, và các thiết bị có tiếp xúc trực tiếp với thủy sản.

Ưu điểm

  • Ít độc với vật nuôi khi dùng đúng liều.

  • Không làm thay đổi nhiều chỉ số môi trường ao, như pH, độ kiềm.

  • Hiệu quả tốt trong diệt mầm bệnh nhanh, không tạo dư lượng nguy hiểm nếu dùng hợp lý.

Liều lượng sử dụng khuyến nghị

  • Sát trùng nước ao: 0.3 – 0.5 ppm.

  • Ngâm dụng cụ hoặc tôm cá giống: Pha loãng với nồng độ 10 – 20 ppm, ngâm 5 – 10 phút.

Lưu ý khi sử dụng

  • Không sử dụng liên tục hoặc liều cao, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.

  • Không nên trộn với các chất oxy hóa mạnh để tránh phản ứng.

  • Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng vì iodine dễ bị phân hủy.

Khử trùng ao nuôi bằng phương pháp vật lý

Bên cạnh việc sử dụng các loại hóa chất khử trùng, các phương pháp vật lý trong nuôi trồng thủy sản cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng môi trường ao nuôi. Các phương pháp này thường ít để lại tồn dư, an toàn cho sinh vật nuôi và có thể kết hợp linh hoạt cùng hóa chất để nâng cao hiệu quả xử lý. Dưới đây là ba phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi:

Phơi đáy ao

Phơi đáy ao là một trong những bước xử lý cơ bản và quan trọng trước mỗi vụ nuôi. Quá trình này giúp làm khô đáy ao sau khi tháo cạn nước, từ đó tiêu diệt các mầm bệnh, vi sinh vật có hại, đồng thời xử lý tình trạng xì phèn – hiện tượng giải phóng các hợp chất sắt và khí độc từ nền đáy.

Lợi ích của phơi đáy ao:

  • Tiêu diệt mầm bệnh: Ánh nắng mặt trời và sự khô hạn làm mất nước tế bào, gây chết vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tồn tại trong bùn đáy.

  • Chống xì phèn: Oxy hóa các hợp chất Fe²⁺ thành Fe³⁺ giúp hạn chế phèn hòa tan gây hại cho thủy sản.

  • Cân bằng pH: Làm giảm tính axit trong đất đáy ao, giúp pH đất và nước ổn định hơn trong vụ nuôi sau.

Lưu ý:

  • Thời gian phơi từ 5 – 7 ngày tùy điều kiện thời tiết.

  • Cày xới bề mặt bùn để phơi đều.

  • Không nên phơi đáy quá lâu trong mùa nắng nóng, dễ gây nứt đáy, làm giảm khả năng giữ nước.

Sử dụng vôi (CaO, CaCO₃)

Vôi là chất xử lý phổ biến, dễ tìm, giá thành thấp và rất hiệu quả trong việc cải thiện môi trường nước. Tùy từng mục đích sử dụng, người ta sẽ dùng vôi sống (CaO) hay vôi nông nghiệp (CaCO₃).

Công dụng của vôi trong xử lý ao nuôi:

  • Sát trùng: Vôi có tính kiềm mạnh, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm có hại tồn tại trong bùn đáy và nước.

  • Khử phèn: Làm kết tủa các hợp chất sắt, nhôm, trung hòa axit trong đất phèn.

  • Ổn định pH: Giữ pH nước ao trong ngưỡng phù hợp cho tôm, cá sinh trưởng (khoảng 7.5–8.5).

Cách sử dụng:

  • Bón vôi đều trên đáy ao trước khi cấp nước (liều lượng: 7–10 kg/100 m²).

  • Với ao đang nuôi, có thể hòa tan vôi rồi tạt vào nước để ổn định pH (2–4 kg/1000 m³ nước, tùy loại vôi và pH đo được).

Sục khí (quạt nước, máy thổi khí, nan sủi)

Sục khí là phương pháp hỗ trợ xử lý môi trường nước bằng cách tăng cường oxy hòa tan (DO)khuếch tán khí độc ra khỏi đáy ao. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với hóa chất khử trùng hoặc xử lý khí độc.

Lợi ích của sục khí:

  • Tăng oxy hòa tan: Đảm bảo đủ oxy cho thủy sản hô hấp, nhất là vào ban đêm hoặc khi trời âm u.

  • Phân tán khí độc: Giúp loại bỏ NH₃, H₂S, CO₂,… tích tụ ở tầng đáy, giảm nguy cơ ngộ độc.

  • Hỗ trợ vi sinh vật có lợi: Tạo điều kiện cho hệ vi sinh hiếu khí hoạt động, phân giải chất hữu cơ nhanh hơn, giúp làm sạch nước.

Ứng dụng:

  • Sử dụng vào đầu buổi sáng hoặc sau khi sử dụng hóa chất để tăng cường hiệu quả xử lý.

  • Kết hợp với men vi sinh để đẩy nhanh quá trình phân hủy bùn hữu cơ, giảm mùi hôi đáy ao.

Các bước xử lý và khử trùng ao nuôi tiêu chuẩn

  • Lắng lọc nước ao trước khi cấp nước:

    • Khử phèn, diệt khuẩn sơ bộ, ổn định pH.

  • Khử trùng đáy ao:

    • Dùng vôi hoặc hóa chất tùy mức độ ô nhiễm.

  • Khử trùng nước:

    • Sử dụng chlorine, TCCA, hoặc BKC theo liều lượng khuyến cáo.

  • Khử trùng dụng cụ:

    • Dùng iodine hoặc chlorine để sát khuẩn các thiết bị, lưới, ống dẫn.

  • Theo dõi và điều chỉnh:

    • Kiểm tra pH, DO, màu nước, khí độc để có biện pháp kịp thời.

Lưu ý khi khử trùng trong nuôi trồng thủy sản

Khử trùng là bước cực kỳ quan trọng để tạo nền môi trường nước và đất sạch sẽ, giảm thiểu mầm bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách hoặc lạm dụng, việc khử trùng có thể gây phản tác dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến sinh vật nuôi và môi trường sinh thái. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà người nuôi cần ghi nhớ khi tiến hành khử trùng ao nuôi:

Lựa chọn hóa chất phù hợp

  • Không phải hóa chất nào cũng dùng được trong nuôi trồng thủy sản. Người nuôi nên ưu tiên các loại hóa chất nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.

  • Mỗi loại hóa chất có cơ chế tác động và mục đích khác nhau – ví dụ: Iodine dùng để sát trùng nước, còn Chlorine chủ yếu để xử lý đáy ao. Do đó, cần chọn đúng loại để đạt hiệu quả tối ưu.

Tính toán đúng liều lượng và thời điểm

  • Không sử dụng quá liều so với khuyến cáo của nhà sản xuất, vì điều này có thể gây sốc cho tôm/cá, thậm chí gây chết hàng loạt.

  • Ngược lại, sử dụng liều quá thấp lại không mang lại hiệu quả xử lý như mong muốn, dẫn đến lãng phí và tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển kháng thuốc.

  • Thời điểm khử trùng tốt nhất thường là sáng sớm hoặc chiều mát, tránh khử trùng vào giữa trưa nắng gắt (nhiệt độ cao làm hóa chất phân hủy nhanh) hoặc trời mưa (dễ làm loãng và giảm hiệu quả).

Kiểm tra các chỉ số môi trường trước và sau khi khử trùng

  • Trước khi tiến hành khử trùng, người nuôi cần đo các chỉ tiêu như: pH, độ kiềm, độ trong, hàm lượng khí độc,… để đảm bảo điều kiện môi trường phù hợp cho việc xử lý.

  • Sau khi khử trùng, cần theo dõi kỹ chất lượng nước trong 24–48 giờ đầu, đặc biệt là mức độ oxy hòa tan và khí độc. Nếu phát hiện bất thường, cần can thiệp kịp thời (ví dụ: sục khí, thay nước, bổ sung vi sinh…).

Không thả giống ngay sau khi khử trùng

  • Sau khi sử dụng hóa chất, người nuôi tuyệt đối không nên thả giống ngay lập tức, mà cần chờ ít nhất 3–5 ngày (tùy loại hóa chất).

  • Trước khi thả giống, cần kiểm tra lại các chỉ số nước và nên dùng test kit chuyên dụng để đảm bảo hóa chất đã phân hủy hoàn toàn, không còn tồn dư gây hại.

Kết hợp linh hoạt giữa các phương pháp vật lý và sinh học

  • Khử trùng bằng hóa chất hiệu quả nhưng không nên lạm dụng thường xuyên. Việc kết hợp thêm các phương pháp vật lý như phơi đáy, sục khí, sử dụng vôi… sẽ giúp giảm lượng hóa chất cần dùng.

  • Men vi sinh và chế phẩm sinh học cũng nên được bổ sung sau khi khử trùng để tái tạo hệ vi sinh có lợi trong ao, giúp phân hủy chất hữu cơ và cân bằng môi trường nước.

Mua hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản ở đâu uy tín?

Với bề dày nhiều năm kinh nghiệm hợp tác, nhập khẩu, phân phối các sản phẩm tẩy rửa, làm sạch, vệ sinh, và diệt khuẩn. The Cleantech cung cấp hóa chất vệ sinh khử trùng ao nuôi thủy sản giá hợp lý nhất, săn sóc tận tình trong khâu bán hàng cũng như tư vấn cách sử dụng sản phẩm. Nếu có nhu cầu, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ HOÁ CHẤT VÀ MÔI TRƯỜNG CLEANTECH

  • Địa chỉ VPGD: Tòa D5A đường Trần Thái Tông, Phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Địa chỉ kho/ showroom: Số 124 Phố Trịnh Văn Bô, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Email: import.export@cleantechvn.com.vn / info@cleantechvn.com.vn
  • Hotline: 0865.000.696
  • Website: https://cleantechvn.com.vn/

Sử dụng đúng loại và đúng cách các loại hóa chất khử trùng nuôi trồng thủy sản không chỉ giúp ngăn ngừa dịch bệnh, cải thiện năng suất mà còn đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0865000696

Zalo