Các trạm y tế, bệnh viện là những nơi chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Vì vậy, việc sử dụng hoá chất vệ sinh bệnh viện để tẩy rửa những khu vực có nhiều nguy cơ lây bệnh là rất quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mọi người. The One Cleantech gửi đến quý khách những sản phẩm hoá chất vệ sinh bệnh viện, khử trùng chất lượng như hoá chất khử trùng Cloramin B, hóa chất phun khử trùng,… có tác dụng tối ưu được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện, cơ sở y tế.
Sử dụng hoá chất để khử khuẩn bệnh viện
Mục lục
Tại sao phải sử dụng hóa chất vệ sinh cho bệnh viện?
Bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế,… là nơi mỗi ngày phải tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân với mọi loại bệnh khác nhau, do đó môi trường ở đây tồn tại vô số vi khuẩn gây bệnh, có khả năng lây nhiễm phức tạp. Các loại vi khuẩn, vi trùng có thể bám ở bất cứ đâu, từ tay nắm cửa, sàn nhà, tường, lan can cho đến các dụng cụ y tế. Từ đó có thể thấy, vấn đề vệ sinh ở đây phải nằm trong quy trình gay gắt, khắt khe, đảm bảo an toàn tuyệt đối và phải nhanh gọn vì là nơi có nhiều người qua lại.
Vì sao bệnh viện cần phải khử khuẩn?
Chính vì những lý do này, cần phải sử dụng các hoá chất vệ sinh bệnh viện để đảm bảo môi trường sức khỏe của bệnh nhân, giúp cho không gian sạch sẽ, phòng chống nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh nguy hiểm.
5 loại hóa chất vệ sinh bệnh viện chuyên dụng để khử mùi, sạch khuẩn
Hóa chất vệ sinh bệnh viện, khử khuẩn cho bệnh viện có đa dạng các loại. Mỗi loại sẽ được sử dụng với những mục đích khác nhau, môi trường khác nhau cùng chức năng sử dụng khác nhau.
Hóa chất dùng để lau sàn, khử mùi
Sàn nhà bệnh viện là nơi mỗi ngày có hàng ngàn, trăm ngàn người di chuyển qua lại. Để làm sạch các ngóc ngách như sàn hành lang, sàn phòng bệnh cần phải sử dụng hóa chất lau sàn, khử mùi chuyên dụng có tính khử khuẩn, khử mùi cao. Hóa chất này sử dụng được ở nhiều nơi, dùng để lau sàn, lau tường, lau tay nắm, lau bề mặt các dụng cụ thiết bị dùng trong bệnh viện,… vừa nhanh gọn mà hiệu quả. Cần vệ sinh ít nhất 2 lần mỗi ngày để đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe của mọi người.
Hóa chất dùng để lau mặt kính
Kính trong bệnh viện cũng cần phải được lau sạch mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất nhằm tẩy đi các vết bẩn bám trên kính, những vết ố mốc kính. Ngoài ra, lau kính hàng ngày có tác dụng khử khuẩn, diệt trừ các vi khuẩn bám trên bề mặt kính.
Hóa chất dùng để rửa tay
Khi đến bệnh viện, các bác sĩ, y tá cần phải thường xuyên khử khuẩn tay vì họ tiếp xúc với nhiều bệnh nhân mang nhiều nguồn bệnh khác nhau. Hóa chất rửa tay thường đặt ở khắp mọi nơi trong bệnh viện để ai cũng có thể khử khuẩn, tránh lây lan mầm bệnh cho mọi người xung quanh.
Hóa chất dùng để tẩy rửa, khử khuẩn nhà vệ sinh, toilet
Nhà vệ sinh, toilet là một trong những nơi có rất nhiều người sử dụng trong một ngày, chúng cũng cần được dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Ngoài các phòng bệnh trong bệnh viện ra thì khu vực này cũng xuất hiện nhiều yếu tố lây lan dịch bệnh. Do đó, cần phải sử dụng các loại hoá chất vệ sinh bệnh viện ít nhất 4 lần/ ngày để tẩy rửa, khử khuẩn nhằm đảm bảo sạch trùng, an toàn vệ sinh.
Hóa chất giặt đồ cho bệnh nhân
Khi bệnh nhân xuất viện, họ sẽ trả lại đồ bệnh cho bệnh viện. Những bộ quần áo này cần được giặt giũ và khử khuẩn sạch sẽ trước khi đưa cho bệnh nhân tiếp theo. Tương tự như làm sạch các đồ dùng, phòng ban trong bệnh viện, đồ dùng bệnh nhân cũng cần phải được giặt là kỹ lưỡng với loại hoá chất vệ sinh bệnh viện chuyên dụng để kháng khuẩn và tránh lây nhiễm bệnh cho bệnh nhân khác khi nhận đồ.
Xem thêm: Ứng dụng nước Javen để tẩy trắng quần áo
Hướng dẫn vệ sinh bệnh viện bằng hóa chất
Vệ sinh bệnh viện là quy trình công việc nhìn tưởng đơn giản nhưng không hề dễ dàng, đòi hỏi các nhân viên phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt chuẩn y tế. Tham khảo hướng dẫn vệ sinh bệnh viện bằng hoá chất dưới đây để có được quy trình dọn vệ sinh đảm bảo đúng tiêu chuẩn và đạt chất lượng tốt nhất.
Hướng dẫn vệ sinh bệnh viện đúng cách
– Phân loại bề mặt môi trường: có 2 dạng.
Phân loại theo mức độ ô nhiễm:
- Môi trường vô trùng: gian phòng cách ly chăm sóc, phòng điều trị người bệnh, khu vực phẫu thuật, khu vực đóng gói dụng cụ đã khử khuẩn, khu pha hóa chất,…
- Môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao: phòng cấp cứu, phòng hồi sức tích cực, các phòng khám, điều trị bệnh nhân có nguy cơ lây nhiễm cao, khu cách ly điều trị bệnh nhân, nhà vệ sinh công cộng,…
- Môi trường có nguy cơ lây nhiễm thấp: các phòng ban trong bệnh viện (phòng hành chính, phòng họp,…).
Phân loại theo khả năng tiếp xúc bề mặt:
- Bề mặt tiếp xúc thường xuyên: sàn nhà, các bộ phận trong nhà vệ sinh, tay nắm cửa, nút bấm thang máy, thành giường, công tắc đèn, tường, giường bệnh nhân,…
- Bề mặt tiếp xúc ít: cửa kính, gương, trần nhà,…
Khi đã phân loại được các bề mặt, mỗi bệnh viện sẽ có quy định vệ sinh phù hợp.
– Dùng hóa chất vệ sinh bệnh viện theo đúng quy định cho từng phòng/khoa:
- Khu vực vô khuẩn: Thực hiện lau 3 lần xả.
- Khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao: Lau bằng hoá chất tẩy rửa, dung dịch khử trùng.
- Khu vực lây nhiễm thấp: Thực hiện lau 2 lần xả, 1 lần lau nước sạch, 1 lần lau hóa chất khử khuẩn.
– Tần suất làm vệ sinh bệnh viện:
- Bề mặt thường xuyên tiếp xúc: Cần vệ sinh mỗi ngày để tránh vi khuẩn lây lan.
- Bề mặt tiếp xúc ít: Vệ sinh 3 – 4 lần/tuần.
- Khu vực lây nhiễm cao: Vệ sinh thường xuyên mỗi ngày theo yêu cầu chuẩn y tế của bệnh viện.
- Đối với khu lây nhiễm thấp: Vệ sinh theo yêu cầu cố định và những lúc cần thiết.
The One Cleantech cung cấp các loại hoá chất vệ sinh bệnh viện chất lượng với bảng giá hóa chất công nghiệp, giá Clo Nhật để tẩy rửa rẻ nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay 0865.000.696 với chúng tôi khi quý khách có nhu cầu.